Vì sao nền dân chủ của Hoa Kỳ đang bị tan vỡ ? Làm cách nào để sửa đổi ? (Jeet Heer)

Giáo sư Khoa học Chính trị tại ĐH Yale, Juan Linz, cho rằng chế độ đại nghị ổn định hơn nhiều so với chế độ tổng thống. Yoni Applebaum tóm lược trên tờ The Atlantic: “Trong chế độ đại nghị, sự bế tắc của chính phủ hiếm khi xảy ra; khi một thủ tướng không còn chiếm được sự ủng hộ của đa số trong cơ quan lập pháp, thì sự bế tắc sẽ được giải quyết bằng các cuộc bầu cử mới. Tuy nhiên, trong chế độ tổng thống, các chính đảng buộc phải đạt được thỏa thuận cuối cùng. Đôi khi thỏa hiệp bất thành. Các chế độ tổng thống của Mỹ Latin thường giao động giữa chế độ độc tài và s hại loạn.” 




Chế độ tổng thống đang bế tắc. Chế độ đại nghị khả quan hơn.

Dưới thời Tổng thống Barack Obama, người Mỹ đã nhìn thấy sự chia rẽ của chính phủ có thể dẫn đến khủng hoảng, với việc các nghị sĩ đảng Cộng Hòa ngăn cản những chỉ định của Tổng thống (nhất là các vị trí trong tòa án), và đem nợ công gần đến ngưỡng vỡ nợ vào trò chơi đối đầu (Game of chicken - mô hình trò chơi, trong đó cả hai phía được đặt trong một tình huống khiến một trong hai phải nhượng bộ để đối phương chiến thắng, nếu không cả hai sẽ cùng thất bại). Hiện nay, dưới thời Tổng thống Donald Trump, người Mỹ thấy rằng một chính quyền thống nhất vẫn có thể dẫn tới khủng hoảng, với việc Quốc hội, mà đảng Cộng hòa chiếm đa số, không thể thống nhất xung quanh một chương trình nghị sự.

Chúng ta không làm được gì cả”, Thượng nghị sỹ John McCain than vãn trong một bài phát biểu vào thứ ba : “Tất cả những gì chúng ta làm được trong năm nay là phê chuẩn Neil Gorsuch vào vị trí thẩm phán của Pháp viện Tối cao”. Hai ngày sau, John MaCain đã bỏ phiếu chống thông qua đề xuất gấp rút nhằm hủy bỏ Obamacare. Điều này đã khiến kế hoạch hủy bỏ Obamacare của Thượng viện, mà đảng Cộng hòa chiếm đa số, bị thất bại. Chỉ bởi sự hiếu thắng của một chính đảng cầm quyền đang hỗn loạn mà khoảng 16 triệu người mới có thể giữ lại được bảo hiểm y tế của mình nhờ cách biệt một phiếu thuận. Trong một phát biểu giải thích về việc bỏ phiếu chống của mình, McCain nói: “Chúng ta cần quay về những cách thức đúng đắn để lập pháp”.

Lời kêu gọi của McCain chắc chắn sẽ bị các đồng sự phớt lờ và thậm chí John McCain cũng không mấy bận tâm. Điều này cho hệ thống chính trị của Washington đã suy thoái và tan rã tới mức nào.

Nếu có sự bế tắc và hỗn loạn dưới cả chính phủ chia rẽ và thống nhất, điều đó cho thấy vấn đề nằm ở tính hệ thống hơn là do sự liên kết đảng phái. Trump có vẻ nhận thấy được vấn đề này. Vào sáng thứ bảy, Trump đả kích mạnh mẽ trên Twitter về việc cần phải loại bỏ cơ chế cản trở thông qua các dự luật (filibuster). “Cơ chế cản trở thông qua các dự luật đã lỗi thời và cần phải bị xóa bỏ”. Trump có phần đúng. Loại bỏ cơ chế cản trở dự luật nếu được kết hợp với các cải cách khác, sẽ cải thiện nền dân chủ của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là một nền cộng hòa tổng thống, mà chỉ hoạt động hiệu quả nhất khi các chính đảng có ý thức hệ đa dạng. Điều đó ngày càng không đúng khi hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, bằng những cách khác nhau, hoạt động theo cách thức của chế độ đại nghị, với sự gắn kết chính trị trong đội ngũ của họ. Sự khác biệt chính là đảng Dân chủ có được sự đồng thuận về mục tiêu trong các chính sách. Ví dụ như củng cố và mở rộng hệ thống an sinh xã hội, trong khi đảng Cộng hòa liên minh với nhau trên quan điểm đảng phái tiêu cực, là chống lại đảng Dân chủ. Nhưng bất kể là lý do gì, hầu hết đều đồng ý rằng, cả hai chính đảng đã trở nên phân cực hơn bao giờ hết.

Ngay cả trong thời điểm tốt nhất, rất khó để điều hành quốc gia khi người đứng đầu hành pháp bị kiểm soát bởi một quốc hội lưỡng viện và cơ quan tư pháp độc lập. Và dường như là bất khả thi trong điều kiện tồi tệ như hiện nay. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ nên bắt đầu thực hiện các bước, sửa đổi chế độ tổng thống để hoạt động giống như chế độ đại nghị.

Giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Yale, Juan Linz, cho rằng chế độ đại nghị ổn định hơn so với chế độ tổng thống. Yoni Applebaum tóm lược trên tờ The Atlantic: “Trong chế độ đại nghị, sự bế tắc của chính phủ hiếm khi xảy ra; khi một thủ tướng không còn chiếm được sự ủng hộ của đa số trong cơ quan lập pháp, thì sự bế tắc sẽ được giải quyết bằng các cuộc bầu cử mới. Tuy nhiên, trong chế độ tổng thống, các chính đảng buộc phải đạt được thỏa thuận cuối cùng. Đôi khi thỏa hiệp bất thành. Các chế độ tổng thống của Mỹ Latin thường giao động giữa chế độ độc tài và hại loạn.

Nền dân chủ Hoa Kỳ thường tránh được những vấn đề nêu trên, mặc dù sự đổ vỡ đã xảy ra hai thập niên trước cuộc Nội Chiến, đã cảnh báo trước tình huống xấu nhất.

Cũng có một sự thay đổi hệ tư tưởng bất đối xứng trong nền chính trị Hoa Kỳ : các đảng viên Cộng hòa nghiêng về cánh hữu nhiều hơn nhiều so với các đảng viên Dân chủ nghiêng về cánh tả.

Trong điều kiện phân hóa cao độ, việc bỏ phiếu của các đảng phái ngày càng tuân theo nhiều quy chuẩn. Quốc hội phải đối mặt với sự luân chuyển lớn hơn khi có các cuộc bầu cử lớn (như năm 1994, 2006, và 2010), và các cuộc bầu cử địa phương ngày càng có sự tranh chấp trên những vấn đề quốc gia hơn là vấn đề địa phương. Mô hình này ngày càng tự củng cố, làm gia tăng sự phân cực giữa các đảng phái và bế tắc. Hệ thống chính trị Mỹ dường như bị mắc kẹt vào cái bẫy, ngày càng bị siết chặt.

Richard Hasen, Giáo sư luật tại Đại học Califonia, đặt ra câu hỏi trong một bài báo năm 2013 rằng, cần có những phương án hữu hiệu nào để giải quyết những vấn đề này : “Sự phân chia trong các chính đảng và sự bất tương thích với hệ thống chính trị hiện tại đặt ra một câu hỏi nền tảng: Liệu sự suy thoái của hệ thống chính trị Hoa Kỳ đã đến mức cần phải thay đổi Hiến pháp để có thể áp dụng mô hình đại nghị - hoặc là mô hình Wesminter như ở UK, hoặc bất kỳ một mô hình đại nghị nào khác trong các nền dân chủ đại nghị ?!

Tuy nhiên, đề xuất của GS Richard Hasen vẫn còn khá mơ hồ. Như Hasen đã chỉ ra, việc thay đổi Hiến pháp gần như là không thể, nhất là trong tình trạng bế tắc như hiện nay. Một nghịch cảnh không lối thoát: hệ thống đã đổ nát và cần phải được sửa chữa, nhưng không có cách nào sửa chữa được bởi nó đã quá hư hỏng.

Một cách để thoát khỏi nghịch cảnh này là hướng đến chế độ đại nghị thực tiễn, mà không cần phải thay đổi hiến pháp. Thượng viện có thể xỏa bỏ những rào cản của cơ chế cản trở dự luật (filibuster), nhằm ngăn ngừa một nhóm đa số có thể dễ dàng tạo ra những thay đổi. Hiện tại, đảng Dân chủ có thể muốn giữ cơ chế này để chống lại các chính sách của đảng Cộng hòa, nhưng trong dài hạn, việc xóa bỏ cơ chế này sẻ giúp hệ thống chính trị trở nên hiệu quả và đáng tin cậy hơn

Một cách khắc phục quan trọng nữa là lực lượng nhân sự của quốc hội, vốn đã bị phá hủy bởi chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich trong thập niên 90. Trước Gingrich, các nghị viên có đội ngũ nhân viên lớn, giúp họ điều hướng các chính sách. Hiện tại, phần lớn công việc này được đưa cho các chuyên gia - think tanks, những người thường bị ràng buộc với các nhóm lợi ích. Để có thể hoạt động như một nghị viện hữu hiệu trong chế độ đại nghị, Quốc hội cần nhiều cố vấn về chính sách hơn nữa.

Quốc hội cũng có thể hạn chế quyền lực của tổng thống, như giảm bớt khả năng ban hành các mệnh lệnh hành pháp và tuyên bố chiến tranh, mà không có sự chấp thuận của quốc hội. Điều này sẽ khiến tổng thống gần giống một nguyên thủ quốc gia hơn; quyền lực thực sự nằm ở Chủ tịch Hạ viện và Lãnh tụ Đa số Thượng viện. Trong một hệ thống như vậy, giống như trong chế độ đại nghị, cử tri sẽ có khái niệm rõ ràng hơn về những chính sách mà họ chấp thuận khi bỏ phiếu.

Một tổng thống yếu kém và một quốc hội mạnh không tương thích với hiến pháp Hoa Kỳ. Đây là điều đã diễn ra trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cho đến khi Theodore Rooservelt lên nắm quyền. Vào thời kỳ đó, tổng thống chỉ có những vai trò hạn chế, chủ yếu là giao nhiệm vụ và quản lý nhà nước, trong khi các chính sách quan trọng được kiểm soát bởi các lãnh đạo có năng lực của quốc hội. Do đó, không có lý do gì để việc khôi phục quyền lực cho quốc hội không thể diễn ra ngay bây giờ.

Phần lớn việc quản lý trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ hiện nay thiếu minh bạch – đặc biệt là trong các giai đoạn chính phủ chia rẽ, nhưng không phải là ngoại lệ. Ví dụ, Lãnh tụ Đa số Thượng viện, Mitch McConnell, dùng trò ma mãnh để che dấu kế hoạch hủy bỏ Obamacare không chỉ trước công chúng, mà còn trước các đảng viên Dân chủ và thậm chí các đồng sự trong đảng Cộng hòa. Nếu hệ thống hiện tại hoạt động như một chế độ đại nghị, nó sẽ trở nên minh bạch hơn. Như tại Vương quốc Anh, các kỳ họp nghị viện của chế độ đại nghị có nhiều ý nghĩa, hơn là nơi chỉ để trình bày các đề xuất. Các chính sách sẽ được thảo luận kỹ lưỡng và các đảng cầm quyền sẽ được đánh giá thông qua khả năng thực hiện các lời hứa cụ thể.

Một điều chắc chắn rằng, chế độ đại nghị toàn diện là điều không thể đạt tới, bởi vẫn còn một cơ chế lưỡng viện – Hạ viện và Thượng viện, có thể không bị kiểm soát bởi các bên, và tổng thống vẫn có một số quyền lực (Mặc dù có thể tu chỉnh một số điều trong hiến pháp để hạn chế những quyền lực này, bao gồm cả quyền phủ quyết). Dù sao chăng nữa, nó vẫn sẽ mang lại tính đại nghị hơn là chế độ hiện tại.

Có thể sẽ có lập luận cho rằng những cải cách này là không cần thiết vì vấn đề chính với nền dân chủ Hoa Kỳ là sự cực đoan của đảng Cộng hòa. Hệ thống này vẫn hoạt động tốt từ 2009 - 2011 khi chính phủ được thống nhất dưới Đảng Dân chủ. Nhưng đó là 2 năm ngắn ngủi, chỉ tồn tại một lần trong hai thập kỷ qua. Một chính quyền bị chia rẽ, hoặc chính phủ thống nhất của đảng Cộng hòa là điều thường thấy.

Một phản đối khác có thể là cải cách này sẽ làm giảm tính dân chủ của hệ thống hiện hành, vốn dĩ đã có những đặc điểm phi dân chủ, như hệ thống cử tri đoàn và sự đại diện bất bình đẳng của Thượng viện. Nhưng chắc chắn, đặc tính phi dân chủ nhất là thiếu vắng sự tham gia của công chúng, Hoa Kỳ có tỉ lệ thấp hơn nhiều so với các nền dân chủ khác (chỉ có 58% cử tri tham gia trong cuộc bầu cử quốc gia gần đây nhất). Một bước tiến hướng tới chế độ đại nghị có thể làm gia tăng sự tham gia chính trị của người dân.

Một phong trào cải cách chính quyền có lẽ là cách duy nhất để đưa nền chính trị Mỹ thoát khỏi sự hỗn loạn hiện tại. Khi mà các chính đảng Hoa Kỳ đang hoạt động gần như các chính đảng trong chế độ đại nghị, thì đã đến lúc cơ chế phải thay đổi theo. 
Biên dịch: Minh Dương - Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nguồn: